Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm
1. Việc tổ chức các đoàn kiểm tra
Tổng số đoàn kiểm tra: 164
Trong đó:
1.1 Số đoàn kiểm tra tuyến tỉnh: 03
- 01 đoàn Liên ngành
- 02 đoàn chuyên ngành
1.2 Số đoàn kiểm tra tuyến huyện: 09 đoàn liên ngành
1.3 Số đoàn kiểm tra tuyến xã: 152
2. Kết quả kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả kiểm tra:
TT
|
Loại hình cơ sở
thực phẩm
|
Tổng số cơ sở
|
Số CS được kiểm tra
|
Số cơ sở đạt
|
Tỷ lệ % đạt
|
1
|
Sản xuất, chế biến
|
522
|
215
|
199
|
92,6
|
2
|
Kinh doanh
|
1.676
|
742
|
657
|
88,5
|
3
|
Dịch vụ ăn uống
|
5.493
|
1.372
|
1.237
|
90,2
|
|
Tổng số (1 + 2 + 3)
|
7.692
|
2.329
|
2.093
|
89,9
|
* Qua kiểm tra các cơ sở kinh doanh đạt về ATTP chiếm tỷ lệ thấp phần nhiều là những cơ sở nhỏ lẻ do tuyến huyện, xã quản lý.
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
TT
|
Tổng hợp tình hình vi phạm
|
Số lượng
|
Tỷ lệ % so với số được kiểm tra
|
1
|
Tổng số cơ sở được kiểm tra
|
2.329
|
|
2
|
Số cơ sở có vi phạm
|
236
|
10,1
|
3
|
Số cơ sở vi phạm bị xử lý
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
3.1
|
Hình thức phạt chính:
|
|
|
|
Số cơ sở bị cảnh cáo
|
00
|
|
|
Số cơ sở bị phạt tiền
|
02
|
0,09
|
|
Tổng số tiền phạt
|
4.000.000đ
|
|
3.2
|
Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đóng cửa
|
00
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm
|
00
|
|
|
Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị tiêu huỷ sản phẩm
|
98
|
4,2
|
|
Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy
|
102
|
|
*
|
Số cơ sở phải khắc phục về nhãn
|
00
|
|
|
Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục
|
|
|
*
|
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo
|
00
|
|
|
Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành
|
|
|
*
|
Các xử lý khác:
|
00
|
|
3.3
|
Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý
|
00
|
|
3.4
|
Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở)
|
136
|
5,8
|
* Số cơ sở vi phạm chiểm tỷ lệ: 10,1%, nhưng số cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền) chiếm tỷ lệ quá thấp: 0,09 %; Số cơ sở vi phạm bị tiêu hủy sản phẩm nhưng không phạt tiền chiếm tỷ lệ cao 4,2 %, số cơ sở vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) chiếm tỷ lệ cao nhất 5,8% phần nhiều là tập trung ở các chợ vùng sâu, vùng xa, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn huyện xã).
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT
|
Nội dung vi phạm
|
Số CS được kiểm tra
|
Số cơ sở vi phạm
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Điều kiện vệ sinh cơ sở
|
2.329
|
58
|
2,5
|
2
|
Điều kiện trang thiết bị dụng cụ
|
2.329
|
36
|
1,5
|
3
|
Điều kiện về con người
|
2.329
|
42
|
1,8
|
4
|
Công bố hợp quy/phù hợp quy định ATTP
|
957
|
00
|
00
|
5
|
Ghi nhãn thực phẩm
|
957
|
46
|
4,8
|
6
|
Quảng cáo thực phẩm
|
957
|
00
|
00
|
7
|
Chất lượng sản phẩm thực phẩm
|
957
|
52
|
5,4
|
8
|
Vi phạm khác (ghi rõ)
|
00
|
00
|
00
|
* Các vi phạm chủ yếu là điều kiện vệ sinh cơ sở chiếm tỷ lệ 2,5%; trang thiết bị chiếm tỷ lệ: 1,5%; điều kiện về con người chiếm 1,8%; ghi nhãn thực phẩm chiếm tỷ lệ 4,8%; chất lượng sản phẩm thực phẩm chiếm tỷ lệ: 5,4%
Chất lượng sản phẩm thực phẩm vi phạm chủ yếu là quá hạn sử dụng, không có nhãn mác, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng...
Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT
|
Loại xét nghiệm
|
Kết quả xét nghiệm mẫu
|
Tổng số mẫu xét nghiệm
|
Mẫu hiện có kết quả
|
Số mẫu không đạt
|
Tỷ lệ % không đạt
|
1
|
Xét nghiệm nhanh
|
223
|
223
|
12
|
5,4
|
2
|
Xét nghiệp tại labo
|
20
|
15
|
00
|
00
|
2.1
|
Hóa lý
|
05
|
00
|
00
|
00
|
2.2
|
Vi sinh
|
15
|
15
|
00
|
00
|
|
Cộng
|
243
|
238
|
00
|
00
|
* Đoàn đã gửi Labo xét nghiệm 20 mẫu (hiện đã có kết quả 15 mẫu) đạt về vi sinh vật chiếm tỷ lệ 100%. Test nhanh tỷ lệ không đạt chiếm 5,4% (trong đó chủ yếu là test nhanh dụng cụ tại các dịch vụ ăn uống)
Nhận xét, đánh giá chung
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019 được thực hiện theo đúng chỉ đạo của BCĐLNVSATTP Trung ương, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành trong công tác thanh, kiểm tra và trong công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả cơ sở được kiểm tra đạt ATTP chiếm tỷ lệ: 89,9%, trong đó tỷ lệ đạt thấp nhất là kinh doanh thực phẩm chiếm: 88,5% (chủ yếu tập trung ở các cơ sở kinh doanh tại các huyện, xã) do nhận thức của người tiêu dùng chưa cao nên một số mặt hàng không đảm bảo về chất lượng an toàn thực phẩm vẫn được người tiêu dùng chọn mua vì giá thành rẽ.
Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh tiến hành lấy mẫu các sản phẩm nghi ngờ làm xét nghiệm lý hóa và vi sinh tại phòng thí nghiệm, trong đó: vi sinh đạt (100%), lý hóa (chưa có kết quả). Test nhanh tỷ lệ không đạt chiếm tỷ lệ 5,4% (trong đó chủ yếu là test nhanh dụng cụ tại các dịch vụ ăn uống do cấp huyện xã quản lý).
Qua đợt kiểm tra số cơ sở vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính phạt tiền còn thấp chiếm tỷ lệ 0,09% (số tiền 4.000.000đ) chủ yếu là hình thức xử lý tiêu hủy sản phẩm tỷ lệ 4,2%, nhắc nhỡ tỷ lệ 5,8%. Các nội dung vi phạm chủ yếu là điều kiện vệ sinh cơ sở chiếm tỷ lệ 2,5%; trang thiết bị chiếm tỷ lệ: 1,5%; điều kiện về con người chiếm 1,8%; ghi nhãn thực phẩm chiếm tỷ lệ 4,8%; chất lượng thực phẩm chiếm tỷ lệ: 5,4%. Chất lượng hàng hóa vi phạm chủ yếu là quá hạn sử dụng, không có nhãn mác, không có ngày sản xuất, hạn sử dụng...
Nhận thức của các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đã có sự chuyển biến đáng kể ; qua kiểm tra không phát hiện việc sử dụng các loại hoá chất không được phép trong sản xuất. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về thủ tục giấy tờ như đăng ký kinh doanh, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, tự công bố chất lượng sản phẩm, cập nhật kiến thức về VSATTP, khám sức khỏe cho người sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống được hầu hết các cơ sở chấp hành khá đầy đủ.
Ngoài công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, các đoàn kiểm tra đã kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở và hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng quy định của nhà nước về bảo đảm chất lượng VSATTP.
Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm nào.