Vào dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu thực phẩm tăng cao, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh thực phẩm cũng tăng theo, nếu không kiểm soát tốt, thực phẩm không an toàn sẽ trà trộn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Cần thực hiện:
1. Đối với các cơ quan quản lý:
- Cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
- Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần:
- Tuân thủ các quy định của Pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm không nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, không an toàn.
- Không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của thực phẩm
3. Đối với người tiêu dùng:
- Chỉ chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
- Tham gia phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm