Xã hội hóa là mục tiêu, là động lực, là chính sách lâu dài cho sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ. Đồng thời, xã hội hóa cũng làm tăng đầu tư của xã hội trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và trực tiếp tới đối tượng thụ hưởng. Đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Đề án “xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 818) được Bộ Y tế phê duyệt ngày 12/3/2015 là Đề án xã hội hóa đầu tiên trong lĩnh vực DS-KHHGĐ được triển khai nhằm đặt nền móng bền vững cho công tác DS-KHHGĐ trong tình hình mới.
Kế hoạch Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế trong chương trình Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 20/3/2017.
Ảnh 1: PGS-TS. Đỗ Ngọc Tấn, Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số - KHHGĐ và BSCKII. Tôn Thất Chiểu Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh TTH chủ trì buổi Hội thảo triển khai “Xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020”
Ảnh 2: BSCKII. Tôn Thất Chiểu Chi cục trưởng-Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại Hội thảo triển khai “Xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020”
Ảnh 3: Toàn cảnh Hội thảo thảo triển khai “Xây dựng và thử nghiệm mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện giai đoạn 2016-2020”
Năm 2016, Thừa Thiên Huế được chọn làm thí điểm triển khai thử nghiệm mô hình Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại 25 cơ sở y tế công lập, ngoài công lập bước đầu thu được những kết quả khả quan. Cán bộ DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ tích cực truyền thông, giới thiệu sản phẩm và phân phối các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS của Đề án 818, từng bước thay đổi nhận thức của người dân về việc chủ động “trả tiền” thay vì sử dụng miễn phí các dịch vụ DS-KHHGĐ.
Ảnh 4: Ông Tôn Thất Chiểu - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai thí điểm Mô hình xã hội hóa cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại các cơ sở y tế đủ điều kiện năm 2016.
Song song với tiếp thị xã hội, những đối tượng có nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tiếp cận, lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu khả năng của khách hàng. Qua đó, các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS bước đầu của Đề án 818 được một số khách hàng sử dụng. 6 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiêu thụ được 18.033 sản phẩm, gồm 300 lọ dung dịch vệ sinh đa năng Gynopro và dung dịch vệ sinh phụ nữ Vagis, 25 hộp viên sắt axit foclic, 428 vỉ viên uống tránh thai Anna, 17.280 bao cao su Hello và Hello Plus.
Ảnh 5: Các sản phẩm Đề án 818
Ảnh 6: Bảng hiệu đề án Xã hội hóa tại các trạm y tế
Trong thời gian tới, để thay đổi nhận thức của người dân giúp họ dần xóa bỏ dần thói quen được bao cấp phương tiện tránh thai cần phải tiến hành từng bước, không thể làm trong một sớm một chiều. Cần phát huy hơn nữa công tác truyền thông bằng nhiều hình thức. Ngoài tuyên truyền qua các kênh truyền thông đại chúng, tại cộng đồng.... thì rất cần kênh truyền thông trực tiếp của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên DS-KHHGĐ để người dân chấp nhận tìm đến, lựa chọn và sử dụng lâu dài các phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS, giảm áp lực kinh phí cho nhà nước từ đó góp phần phát triển kinh tế tại địa bàn và tạo sự ổn định phát triển kinh tế, xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
Ảnh 7: Các cán bộ y tế, dân số đang tư vấn cho người dân về các sản phẩm của đề án