Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
Quy định việc chấm dứt thai kỳ vì dị tật
Ngày cập nhật 05/09/2017

   Đây là một trong những nội dung của Thông tư số 34/2017/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 18/08/2017, hướng dẫn việc tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

   Cụ thể, việc chấm dứt thai kỳ chỉ được xem xét khi có bất thường nghiêm trọng về hình thái, cấu trúc của bào thai; có bất thường nhiễm sắc thể, bào thai có bệnh di truyền phân tử do đột biến gen mà chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu dẫn đến sau khi sinh có nguy cơ tàn phế cao. Đồng thời, việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai chỉ xem xét khi có sự đồng ý bằng văn bản của phụ nữ mang thai sau khi đã được nhân viên y tế tư vấn đầy đủ.

   Cơ sở khám, chữa bệnh có Giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt về thực hiện các kỹ thuật chấm dứt thai kỳ phải tổ chức hội chẩn các  chuyên khoa liên quan để xem xét việc chấm dứt thai kỳ. Thành phần tham gia hội chẩn bao gồm các bác sĩ chuyên khoa có ít nhất 05 năm kinh nghiệm thuộc các chuyên ngành: Sản khoa, nhi khoa, tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và giải phẫu bệnh lý.

   Trên cơ sở kết luận hội chẩn, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật của bào thai.

   Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/10/2017; thay thế Thông tư số 34/2016/TT-BYT ngày 21/09/2016.

Các văn bản khác:

Đầu tư gần 20.000 tỷ đồng phát triển y tế địa phương

   Chương trình mục tiêu Đầu tư phát triển hệ thống Y tế địa phương giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 25/08/2017.

   Với tổng số vốn 19.829 tỷ đồng, Chương trình này tập trung hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế công lập tại địa phương để nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết bị y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám và chữa bệnh đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân; góp phần đạt chỉ tiêu 26,5 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020.

   Các dự án thành phần thuộc Chương trình bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở khám, chữa bệnh y học hiện đại, thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện; Hỗ trợ đầu tư cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, thực hiện Đề án đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống bệnh viện y học cổ truyền; Hỗ trợ đầu tư các cơ sở y tế ven biển, trên đảo thực hiện Đề án phát triển hệ thống y tế biển, đảo Việt Nam…

   Trong đó, phấn đấu đến năm 2020, giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến tỉnh hiện đang trong tình trạng quá tải trên 120%, tập trung cho các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, mắt, ngoại - chấn thương, sản và nhi; Khám chữa bệnh y học cổ truyền đạt trên 20% tổng số khám chữa bệnh tại tuyến tỉnh…

   Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

 

 

Phan Đăng Tâm (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.371.447
Truy cập hiện tại 36