Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
Những điều cần biết khi phun hóa chất phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết tại cộng đồng
Ngày cập nhật 27/06/2016

   Sốt xuất huyết (SXH)  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra, bênh lây truyền do muỗi vằn (Aedesaegypti) hút máu truyền vi rút từ người bệnh sang người lành, muỗi vằn sống trong nhà chích hút máu người cả ngày lẫn đêm. Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh thành phía Nam vì đang là mùa mưa. Cả nước đã ghi nhận hơn 36.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong, 5 tháng đầu năm. Các bệnh nhân tử vong đều chủ quan nhập viện muộn. Khu vực miền Nam đang đứng đầu về số ca mắc, chiếm gần 63%. TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Phú Yên… là những điểm nóng của dịch.

   Dự báo trong thời gian tới dịch sốt xuất huyết sẽ còn diễn biến rất phức tạp và có xu hướng gia tăng, nhất là tại các tỉnh phía Nam hiện đang là mùa mưa tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển mạnh và truyền bệnh.

   Sốt xuất huyết tồn tại ở Việt Nam từ lâu, mỗi năm có 50.000-100.000 ca mắc. Bệnh do muỗi truyền và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vắc xin ngừa bệnh đang được nghiên cứu và thử nghiệm. Vì vậy, việc triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt bọ gậy là quan trọng. Trong khi ngành y tế triển khai phun hóa chất người dân cần có những kiến thức cơ bản để việc diệt muỗi và lăng quăng, bọ gậy đạt hiệu quả cao, đồng thời tránh những hậu quả ngộ độc có thể xảy ra.

   Để phòng chống lây truyền bệnh SXH trong cộng đồng, Đội Y tế Dự phòng các huyện, thị xã, thành phố cần chủ động lập kế hoạch triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt bọ gậy ngay từ đầu mùa dịch nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát. Trong những đợt phun hóa chất diệt muỗi, nhân viên y tế cơ sở cần chuẩn bị tốt đầy đủ các trang thiết bị và phối hợp tốt với người dân để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh xảy ra ở nơi khu dân cư.

1. Trước khi phun hóa chất diệt muỗi

- Thông báo rộng rãi về lịch phun, hướng dẫn các hộ gia đình: dọn dẹp, che đậy bảo vệ thực phẩm, lương thực, chậu cá cảnh, vật nuôi, bố trí người ở nhà để mở cửa trong thời gian phun hóa chất.

- Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy lăng quăng đến từng hộ gia đình: tổ chức thu gom rác thải, dụng cụ chứa nước (chai lọ, lu , vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa )… và cần tổ chức chôn, đốt. Lật úp các dụng cụ gia đình như xô, chậu, máng gia cầm, đậy dụng cụ chứa nước bằng nắp, kín không cho muỗi đẻ trứng; đối với lọ hoa, chậu cảnh cho dầu hoặc muối để diệt trứng muỗi.

2. Trong khi phun hóa chất

- Các loại thức ăn, nước uống phải được che đậy, di chuyển vật nuôi đến nơi an toàn, chú ý những nơi nuôi tằm, nuôi ong lấy mật, khi phun không để hóa chất bay vào các khu vực trên.

- Khi phun hóa chất nhiệt độ không khí ngoài trời từ 18 - 25 độ C là tốt nhất, hạn chế phun khi nhiệt độ ngoài trời từ  27- 30 độ C. Giờ phun hóa chất tốt nhất là buổi sáng từ 6-9giờ, buổi chiều và tối từ 17h-20h. Chỉ phun khi tốc độ gió từ 3-13km/h (gió nhẹ), không phun hóa chất khi trời mưa hoặc tốc độ gió trên 15km/h.

- Không được phun trực tiếp hóa chất vào người và động vật.

3. Số lần phun hóa chất

- Mỗi địa điểm có chỉ định phun hóa chất phải phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

- Tiếp tục phun lần 3 khi giám sát thấy:

• Tiếp tục có ca bệnh SXH mới trong vòng 14 ngày kể từ khi phun lần 1.

• Chỉ số mật độ muỗi ≥ 0,2/nhà.

• Chỉ số bọ gậy ≥ 20.

4. An toàn sau phun hóa chất

* Đối với người trực tiếp phun:

• Sau khi phun xong phải súc rửa bình đựng hóa chất, vệ sinh máy bằng nước sạch, không được đổ nước rửa máy xuống nguồn nước (ao hồ, sông ngòi, kênh rạch).

• Người đi phun xong phải vệ sinh cá nhân tắm rửa bằng xà phòng để loại trừ hóa chất bám dính trên quần áo, cơ thể.

* Đối với cộng đồng:

Tất cả các loại hóa chất diệt côn trùng đều có mức độ độc nhất định, vì vậy cần phải tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế khi phun tại cộng đồng.

• Khi pha hóa chất phun, tuyệt đối không cho người dân sử dụng việc riêng. Tránh uống nhầm gây ngộ độc.

• Khi người dân có biểu hiện ngứa, nóng rát vùng mặt hay vùng da hở thì phải tắm rửa bằng xà phòng.

▪ Các loại thực phẩm do che đậy không cẩn thận trong quá trình phun có hóa chất bay vào khi ăn có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, đau bụng cần đến cơ sở y tế khám và xử lý kịp thời.

Phan Đăng Tâm (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.375.860
Truy cập hiện tại 159