Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2017
Ngày cập nhật 24/04/2017

Thực hiện Kế hoạch 578/KH-BCĐ ngày 23/3/2017 của Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 và căn cứ chủ đề Tháng hành động năm nay, Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã thành lập Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm liên ngành theo Quyết định số 329/QĐ-SYT ngày 31/3/2017 của Giám đốc Sở Y tế, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo VSATTP tỉnh. 

Với chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2017 là: “ Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”, do vậy Đoàn kiểm tra liên ngành chú trọng kiểm tra đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt, thủy sản. Ngoài ra, các ngành quản lý về an toàn thực phẩm thành lập các Đoàn kiểm tra chuyên ngành kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm theo sự phân công và chỉ đạo của ngành dọc từ Trung ương, phục vụ Festiaval làng nghề truyền thống Huế 2017. Tại các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng đã tiến hành thành lập các Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn theo sự phân cấp. Thời gian kiểm tra từ 15/4/2017 đến 15/5/2017.

1. Yêu cầu của công tác kiểm tra trong Tháng hành động là :

- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề tồn tại trong quản lý, những vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, tiêu dùng rượu, thực phẩm, rau, thịt, thủy sản và sản phẩm chế biến từ rau, thịt, thủy sản tươi sống.

- Phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các qui định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo đúng tiến độ, theo sự chỉ đạo thống nhất của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Đối tượng kiểm tra:

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm, thực phẩm tươi sống: Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, trong quá trình thanh tra, kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với những cơ sở thuộc diện phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm).

- Giấy cam kết sản xuất thực phẩm an toàn (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ).

- Giấy chứng nhận sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm, chứng nhận hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn đối với những sản phẩm phải công bố.

- Nhãn sản phẩm thực phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện phải ghi nhãn.

- Tài liệu quảng cáo, hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với những cơ sở có quảng cáo sản phẩm thực phẩm.

- Hồ sơ theo dõi về chất lượng sản phẩm, phiếu kiểm nghiệm định kỳ đối với rượu, thực phẩm.

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm; điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, con người được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và thông tư của các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương.

- Quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản đối với cơ sở sản xuất rượu, thực phẩm, rau, thịt, thủy sản và sản phẩm chế biến từ rau, thịt, thủy sản tươi sống.

- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm.

- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm.

- Việc kinh doanh và sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến; thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

- Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định khi cần thiết.

3. Phương pháp kiểm tra: Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm, rau, thịt và sản phẩm chế biến từ rau, thịt. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra chú trọng:

- Nghe báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.

- Thu thập tài liệu liên quan.

- Kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, rượu.

- Lấy mẫu để kiểm nghiệm xác định các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

- Lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có).

- Phân tích, đánh giá hồ sơ liên quan an toàn thực phẩm.

- Phân tích, đánh giá kết quả kiểm nghiệm để hoàn thành báo cáo.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại Siêu thị Coopmart Huế

Kiểm tra tại cơ sở kinh doanh thịt

4. Xử lý vi phạm

Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; tuyệt đối không để thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra lưu thông trên thị trường. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm. Áp dụng các biện pháp đình chỉ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả; tịch thu tang vật, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

Dương Xuân Hồng

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.374.969
Truy cập hiện tại 11