Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc về công tác DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022
Ngày cập nhật 20/09/2022

    Chiều ngày 13/9/2022, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi làm việc nhằm đánh giá công tác DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Đến tham dự buổi làm việc, về phí Sở Y tế có PGS.TS.Trần Kiêm Hảo - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Sở Y tế, các Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng các phòng chức năng, Kế toán trưởng của ngành; về phía Chi cục DS-KHHGĐ có Lãnh đạo, Trưởng các phòng chức năng; về phía Trung tâm Y tế các huyện thị xã, thành phố có đại diện Lãnh đạo, Trưởng phòng DS-KHHGĐ và Trưởng phòng Kế hoạch và Nghiệp vụ.

 

 

   Tại buổi làm việc, ThS.BSCKII Phan Đăng Tâm, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ đã trình bày báo cáo đánh giá công tác DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022. Công tác DS-KHHGĐ tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Tổng cục DS-KHHGĐ,... và sự tích cực tham gia của các ban, ngành, đoàn thể làm cơ sở để đẩy mạnh việc củng cố và thực hiện mục tiêu Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030. Các cấp ủy Đảng và Chính quyền, địa phương tiếp tục quan tâm đến công tác dân số, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo ổn định tổ chức bộ máy, cán bộ đảm bảo điều kiện hoạt động và tổ chức thực hiện các mục tiêu công tác DS-KHHGĐ. Đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, đặc biệt là các cộng tác viên dân số thôn, bản, tổ dân phố có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận. Vì vậy, các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm 2022 cơ bản đạt kế hoạch đề ra: Tổng số trẻ em sinh trong 8 tháng có 6.838 trẻ, giảm 1.439 trẻ so với cùng kỳ. Con thứ 3 trở lên trong 8 tháng có 1.235 trẻ, giảm 233 trẻ so với cùng kỳ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên toàn tỉnh trong 8 tháng đầu năm 2022 là 18,1% tăng 0,3% so với cùng kỳ, tăng 2,7% so với năm 2021. Tỷ số giới tính khi sinh 108,3 bé trai/100 bé gái. Tổng cộng các BPTT hiện đại đạt 86,3% so với Kế hoạch. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh 8 tháng đầu năm 2022 là 85,9%. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh 8 tháng đầu năm 2022 là 54,1%. Tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ, chiếm 61,1% số người cao tuổi toàn tỉnh.

 Ảnh: ThS.BSCKII. Phan Đăng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ trình bày báo cáo công tác DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm và nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022

   Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn gặp một số khó khăn đó là tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp thiếu ổn định và có sự thay đổi nên bước đầu còn gặp một số khó khăn trong công tác tham mưu, quản lý điều hành. Một số đơn vị chưa tuyển dụng đủ biên chế viên chức dân số xã. Việc chi trả chính sách hỗ trợ phụ nữ nghèo người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP thiếu kịp thời. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng gia tăng và còn cao ở một số đơn vị.Việc thực hiện KHHGĐ đạt chưa cao; người dân vẫn còn nặng tính “bao cấp” trong việc cung cấp các PTTT và thực hiện dịch vụ KHHGĐ, chưa quen với tiếp thị xã hội và xã hội hóa các PTTT nên việc thực hiện dịch vụ KHHGĐ, tiếp thị xã hội và xã hội hóa các PTTT còn gặp khó khăn tại các đơn vị. Việc chia tách, sáp nhập thôn, tổ và ảnh hưởng của việc tảo hôn nên tỷ lệ “Xã, phường, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên” duy trì cũng như đăng ký mới còn thấp. Một số đơn vị chưa triển khai được sàng lọc sơ sinh xã hội hóa. Do Trung ương chưa ban hành phần mềm in sổ cho cộng tác viên dân số nên gặp khó khăn cho cơ sở trong việc triển khai công tác thu thập thông tin. Tình trạng tảo hôn có giảm so với năm 2021, tuy nhiên vẫn còn xảy ra ở các địa phương, đặc biệt tăng trở lại huyện A Lưới, ở vùng đồng bằng với số trường hợp tảo hôn cao. Kinh phí đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ngày càng giảm, đặc biệt kinh phí từ Trung ương không còn; năm 2022 kinh phí cấp muộn nên gặp khó khăn trong việc triển khai các hoạt động ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm. Vì vậy. trong những tháng còn lại cần tập trung tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dân số, tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào KHHGĐ sang dân số và phát triển. Chỉ đạo có trong tâm, trọng điểm những vấn đề nổi cộm công tác dân số và phát triển.  Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân số; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp; Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo DS-KHHGĐ và Tổ giúp việc. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Sử dụng công nghệ thông tin truyền thông. Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông cung cấp kiến thức VTN/TN, Luật Hôn nhân và Gia đình, chú trọng giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phối hợp chặt chẽ và xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành Y tế tăng cường đẩy mạnh thực hiện tầm soát, chẩn đoán trước sinh, sàng lọc sơ sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động có trọng tâm, trọng điểm thực hiện mục tiêu giảm sinh và giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể liên quan đẩy mạnh việc thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chuyên môn cũng như kinh phí tại địa phương nhằm rút kinh nghiệm triển khai có hiệu quả các chương trình. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho lãnh đạo các cấp tiếp tục quan tâm và tăng cường đầu tư ngân sách phục vụ cho công tác DS và phát triển. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc về công tác DS-KHHGĐ.

    Phát biểu tại buổi làm việc,....

 

Ảnh: ThS.BSCKII. Hoàng Trọng Quý và DS. CKI. Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại buổi làm việc

 

Ảnh: Các đơn vị phát biểu tại buổi làm việc

 

    Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, PGS.TS.Trần Kiêm Hảo - Bí thư Đảng ủy- Giám đốc Sở Y tế đánh giá cao những đóng góp và thành tựu của công tác DS-KHHGĐ đối với ngành Y tế nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Công tác DS-KHHGĐ 8 tháng đầu năm 2022 đã tiếp tục  nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh và Tổng Cục DS-KHHGĐ và sự tích cực tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ các cấp nên các chương trình, hoạt động đã được triển khai kịp thời và đạt kết quả đáng ghi nhận.

Ảnh: PGS.TS.Trần Kiêm Hảo -  Bí thư Đảng ủy-  Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

    Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn gặp một số khó khăn, đặc biệt là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn cao tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng khi xem xét, đánh giá các xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và nông thôn mới. Để công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới vượt qua khó khăn, đạt được những thành quả cao hơn nữa, PGS.TS.Trần Kiêm Hảo - Giám đốc Sở Y tế đề nghị Chi cục DS-KHHGĐ, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố Huế cần tập trung:Phải bám sát các chỉ tiêu về dân số và phát triển mà Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 26/2/2021 của HĐND tỉnh đã đề ra để chỉ đạo triển khai thực hiện công tác dân số và phát triển. Giao các chỉ tiêu dân số và phát triển đến tận xã, phường, thị trấn.Thực hiện đáp ứng đầy đủ dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao. Triển khai tốt các hợp đồng trách nhiệm và tổ chức triển khai thực hiện tốt chương trình sàng lọc và công tác báo cáo về sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Tăng cường tuyên truyền vận động và khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Chú trọng phát hiện các dị tật bẩm sinh đối với công tác sàng lọc trước sinh. Quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cho người khuyết tật.Tăng cường tuyên truyền và khám sức khỏe Vị thành niên, thanh niên, tư vấn tiền hôn nhân; phấn đấu giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống. Tiếp tục quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ các cấp, bố trí đủ biên chế làm việc nhằm tạo sự yên tâm công tác cho đội ngũ này và hoàn thành công việc được giao. Kinh phí đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ ngày càng giảm, đặc biệt kinh phí từ Trung ương không còn, kinh phí hoạt động phải được đảm bảo từ ngân sách địa phương. Đề nghị Trung tâm Y tế phải tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành phố để tiếp tục đầu tư nguồn lực nhằm thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại địa phương theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành trong năm 2021.Tăng cường phối hợp giữa Chi cục DS-KHHGĐ với Trung tâm kiểm soát bệnh tật; giữa Phòng Dân số với Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp huyện để thực hiện tốt hơn việc tuyên truyền, tư vấn và đáp ứng các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho người dân cũng như thống kê báo cáo số liệu liên quan của ngành.Như vậy, hy vọng trong thời tới với sự nhiệt tình, tâm huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, công tác DS-KHHGĐ tiếp tục đạt nhiều kết quả cao hơn và bền vững hơn; tiếp tục tham mưu tốt cho Đảng, Nhà nước, Tổng Cục DS-KHHGĐ và UBND tỉnh, Sở Y tế và có những định hướng rõ hơn về công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn mới nhằm đạt chỉ tiêu của Nghị quyết mà Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra./.

 

 

 

 

 

 

Trần Thị Lệ Minh - Chi cục DS-KHHGĐ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.373.189
Truy cập hiện tại 537