Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
BỆNH TẢ LỢN CHÂU PHI KHÔNG GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI
Ngày cập nhật 06/03/2019

Theo Thông tin của Cục Thú y, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm ở một số địa phương các tỉnh phía Bắc của nước ta, Vì vậy nguy cơ bệnh dịch này lây nhiễm vào địa bàn Thừa Thiên Huế trong thời gian đến là rất cao. Ngày 20 tháng 02 năm 2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 01/CĐ-UBND về việc tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Công điện yêu cầu các địa phương tăng cường chỉ đạo thực hiện:

1. Tăng cường tham mưu Ban chỉ đạo VSATTP địa phương công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc và công khai vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột hoặc hoá chất; vệ sinh và khử trùng phương tiện vận chuyển, con người ra vào cơ sở chăn nuôi theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi và vệ sinh phòng dịch.

3. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa quan kiểm dịch của thú y vào địa phương tiêu thụ để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Qua tìm hiểu các thông tin liên quan về Bệnh tả lợn châu Phi trên các phương tiện thông tin đại chúng được biết:

Theo Bộ NN&PTNT, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút chỉ gây bệnh ở lợn nuôi và lợn rừng, không gây bệnh cho các loài động vật khác; lợn bệnh có khả năng chết lên đến 100%; bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn; không lây nhiễm và gây bệnh ở người; vi rút có sức đề kháng cao, tồn tại lâu ở ngoài môi trường và trong các sản phẩm của lợn; bệnh lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn chưa mắc bệnh, sản phẩm lợn mang mầm bệnh, hoặc gián tiếp qua các loài vật chủ trung gian mang mầm bệnh (ve mòng, côn trùng, gặm nhấm, chim di cư,...), các phương tiện vận chuyển, thức ăn chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi và cả yếu tố con người. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị bệnh.

Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 3/3/2019, đã có hơn 20 quốc gia báo cáo có bệnh DTLCP.

Ăn phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi có sao? - 1

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác kiểm tra phòng, chống dịch tại Hải Phòng ngày 2/3.

Tại Việt Nam, từ ngày 1/2 - 3/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn. 

Trước tình hình trên, nhiều người dân lo lắng và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: DTLCP không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn. 

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, DTLCP không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".

 

Lê Viết Thận - Chi cục ATVSSTP (sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.039.846
Truy cập hiện tại 40