Tìm kiếm tin tức
danh mục
bottom
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ VÀ LỄ HỘI XUÂN 2020
Ngày cập nhật 17/12/2019

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý, ngày 29/11/2019 Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành kế hoạch số 3232/KH-BCĐLNVSATTP triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và lễ hội Xuân 2020 nhằm mục đích chung: Bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng thực phẩm; tăng cường kiểm soát, xử lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết.

 

Ngày 9/12/2019, Ban chỉ đạo 389 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã có kế hoạch 72/KH-BCDD tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, tỏng và sau Tết Nguyên đánCanh Tý 2020.

          Các hoạt động chính

1. Hoạt động truyền thông

        - Huy động các kênh truyền thông của tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đến mọi đối tượng: nhà quản lý, người sản xuất và kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng.

- Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện VSATTP và kiến thức khoa học về VSATTP. Đặc biệt, cần huy động sự hưởng ứng tham gia của các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tổ chức, đoàn thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cùng tham gia vào các hoạt động truyền thông, tuyên truyền đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Bính Thân và Lễ hội Xuân 2016.

- Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về VSATTP trong dịp Tết dân tộc, lễ hội; làm rõ vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng ATTP theo quy định hiện hành. Tại các vùng núi cần tuyên truyền về phòng ngừa ngộ độc nấm độc: tuyệt đối không ăn nấm mọc hoang dã, nấm lạ, nấm non chưa đầy đủ hình dạng để nhận diện, nấm mọc trên những thân cây độc, tại các vùng biển không ăn cá Nóc, không uống các loại rượu ngâm không rõ nguồn gốc.

2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành VSATTP

          Tiến hành thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tại tất cả các cấp từ tỉnh đến thị xã/ huyện, xã/phường.Yêu cầu các đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức thành phần đủ quyền lực, chuẩn bị sẵn các văn bản pháp lý, kết hợp lấy mẫu xét nghiệm theo quy định. Nhằm mục đích:

- Kiểm tra, đánh giá việc triển khai công tác đảm bảo ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và dịp lễ hội mùa Xuân 2016 của các cấp, các ngành từ huyện, đến xã phường; việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

- Thông qua đợt thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về ATTP; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về bảo đảm ATTP, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ATTP.

Đối tượng thanh kiểm tra trong dịp này bao gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, tập trung những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán như thịt, và các sản phẩm từ thịt, bia rượu, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, hạt dưa,...các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó, đoàn liên ngành của tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những nơi cơ sở có nhiều sản phẩm của nhiều ngành quản lý, các chợ đầu mối cung cấp thực phẩm số lượng lớn, các cơ sở nhập khẩu và phân phối thực phẩm, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do các đoàn kiểm tra liên ngành của cấp huyện, xã thực hiện theo sự phân cấp.

- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra, kiểm tra phải kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết, khi phát hiện vi phạm có thể chuyển hồ sơ cho địa phương hoặc các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xử lý và theo dõi việc khắc phục sai phạm sau khi xử lý.Tuyệt đối không để thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, không có nhãn hoặc có nhãn sai quy định hoặc chưa công bố tiêu chuẩn sản phẩm, (đối với những sản phẩm phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm) đã được phát hiện lưu thông trên thị trường.

3. Công tác giám sát

Chủ động triển khai công tác giám sát, phát hiện mối nguy ô nhiễm thực phẩm để cảnh báo, giám sát các bữa ăn đông người, lễ hội. Các đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng nhân sự, trang bị thiết bị chuyên môn sẵn sàng phương án để điều tra, khắc phục các sự cố về thực phẩm và ngộ độc thực phẩm.

Trong dịp Tết Nguyên đán, BCĐ của tỉnh sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số đơn vị huyện, thị xã.

 

Dương Xuân Hồng - Chi cục ATVSSTP
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

 

Trưng dầu dân ý
Bạn đánh giá website của đơn vị chúng tôi như thế nào?
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.001.860
Truy cập hiện tại 24